Mức xử phạt một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và Mức xử phạt đối với hành vi xả chất thải chăn nuôi ra môi trường
I. Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày
07/7/2022 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường, có hiệu lực thi hành từ ngày 25/8/2022.
Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức
xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính, thẩm
quyền lập biên bản vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Theo đó, quy định mức xử phạt một số hành vi
vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường như sau:
1. Hành vi thải rác thải trái quy định về bảo vệ môi
trường có thể bị phạt đến 2 triệu đồng
Theo đó, tại khoản 2 Điều 25 Nghị định quy định:
- Hành vi vứt, thải, bỏ đầu, mẩu, tàn thuốc lá không đúng nơi
quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng bị phạt tiền
từ 100.000 đồng đến 150.000 đồng.
- Hành vi vệ sinh cá nhân (tiểu tiện, đại tiện) không đúng nơi
quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng bị phạt tiền
từ 150.000 đồng đến 250.000 đồng.
- Hành vi vứt, thải, bỏ rác thải, đổ nước thải không đúng nơi
quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng bị phạt tiền
từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
- Hành vi vứt, thải, bỏ rác thải trên vỉa hè, lòng đường hoặc
vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc hệ thống thoát nước mặt; đổ nước thải
không đúng quy định trên vỉa hè, lòng đường phố; thải bỏ chất thải nhựa phát
sinh từ sinh hoạt vào ao hồ, kênh rạch, sông, suối, biển bị phạt tiền từ
1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
2. Không phân loại chất thải rắn sinh hoạt bị phạt tới 1
triệu đồng
Theo đó, khoản 1 Điều 26 Nghị định quy định phạt tiền từ 500.000
đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi hộ gia đình, cá nhân không phân loại
chất thải rắn sinh hoạt theo quy định; không sử dụng bao bì chứa chất thải rắn
sinh hoạt theo quy định.
Bên cạnh đó, điểm c khoản 2 Điều 26 Nghị định quy định về hành
vi vi phạm của cơ quan, tổ chức, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có
phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường bị xử phạt như sau: Phạt tiền
từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không lưu giữ riêng chất
thải rắn công nghiệp thông thường đã được phân loại theo quy định; không có
thiết bị, dụng cụ, khu vực, kho lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường
theo quy định.
3. Hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường trong
sản xuất nông nghiệp
- Hành vi đốt ngoài trời phụ phẩm từ cây trồng cạnh khu vực dân
cư, sân bay, các tuyến giao thông chính bị phạt tiền từ 2.500.000 đồng đến
3.000.000 đồng.
- Hành vi không đăng ký, kiểm kê, báo cáo và quản lý thông tin
về hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật và thuốc thú y theo quy định; sử dụng hóa
chất, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y sai quy định và gây ô nhiễm môi trường
bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
- Hành vi không thực hiện việc đánh giá và kiểm soát hóa chất,
thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y theo quy định bị phạt tiền từ 30.000.000
đồng đến 50.000.000 đồng.
- Hành vi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, hóa chất
đã hết hạn sử dụng hoặc ngoài danh mục cho phép và gây ô nhiễm môi trường bị
phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.
II.
Nghị
định số 14/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ về Quy định xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi; Theo
đó, trường hợp có hành vi vi phạm về xử lý chất thải chăn nuôi sẽ bị xử lý như
sau:
1. Đối với chăn nuôi trang trại, tại Điều 30 quy định:
“1.
Hành vi vi phạm quy định về xử lý chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ không đáp
ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia bị xử phạt như sau:
a)
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy
mô nhỏ;
b)
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy
mô vừa;
c)
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy
mô lớn.
2.
Hành vi vi phạm quy định về xử lý nước thải chăn nuôi không đáp ứng quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi cho cây trồng bị xử phạt như sau:
a)
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy
mô nhỏ;
b)
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy
mô vừa;
c)
Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại
quy mô lớn.
3.
Hành vi vi phạm quy định về xử lý khí thải từ hoạt động chăn nuôi không đáp ứng
quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải chăn nuôi bị xử phạt như sau:
a)
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy
mô nhỏ;
b)
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy
mô vừa;
c)
Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại
quy mô lớn.
4.
Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc
phải thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết
quả khắc phục trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết
định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3
Điều này.”
2. Đối với chăn nuôi nông hộ, tại Điều 31
quy định:
“1.
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không có biện pháp
xử lý phân, nước thải chăn nuôi bảo đảm vệ sinh môi trường và gây ảnh hưởng đến
người xung quanh.
2.
Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc
phải thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết
quả khắc phục trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết
định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1
Điều này.”
Theo
quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 14/2021/NĐ-CP mức phạt tiền
trên được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối
với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối
với cá nhân.
Môi trường có ý
nghĩa vô cùng quan trọng với đời sống con người; Vì vậy, mỗi người dân cần nâng
cao ý thức trách nhiệm chấp hành nghiêm các quy định về bảo vệ môi trường, để
góp phần giữ gìn sự trong lành, sạch đẹp của môi trường; giúp cân bằng hệ sinh
thái và cải thiện môi trường sống của các sinh vật nói chung và con người nói
riêng qua những việc làm để ngăn chặn, phòng ngừa, khắc phục các hậu quả xấu do
thiên tai và con người gây ra ảnh hưởng đến môi trường. Chúng ta phải bảo
vệ môi trường, là bảo vệ ngôi nhà của chúng ta. Không có môi trường ta sẽ
không có chốn ăn chốn ở, không thể có sự sống nếu thiếu môi trường. Môi trường
tốt, đời sống chúng ta cũng đẹp. Chỉ khi môi trường tồn tại ta mới tồn tại. Bởi
thế bảo vệ môi trường là bảo vệ chính chúng ta./.
Hoàng Ngọc Lành – Phó Chủ tịch UBND xã.